Tin tổng hợp - Tháng 8

Đám cưới con Nguyễn Điệt
Vợ chồng Nguyễn Điệt trong ngày cưới của com
Các bạn gái lớp A2 1975
Hình ảnh các bạn từ xa về tham dự đám cưới
  

Thăm thầy Tiến

Thăm thầy Tiến ốm nằm viện.Thầy bị bệnh tim,nằm viện 5 ngày.
Nay bệnh thầy đã thuyên giảm, Thầy xin về nhà tiếp tục điều trị ngoại trú.
 chúc mừng TẠ ĐÔNG QUÂN – Con trai vợ chồng bạn Phong
vừa trúng tuyển vào cùng lúc 2 trường đại học
( ĐH Y- Dược TP.HCM, ĐH Ngân Hàng TP.HCM).
 Đông Quân, Khánh Thư, Loan, Duyên, Sinh, Đào, ,
Ba mẹ con Duyên, Khánh Thư, Đông Quân
( hai cháu con Phong- Duyên ).
 ***
Vợ chồng Sinh Đào tiếp bạn
Anh Đào, Em Chương ( học trò Kình ), Viết Kình , Q C Hương,
Đào Hữu Ninh ( Đào Lũi ) ,Thanh  tại nhà Sinh – Đào.
Vợ chồng Sinh Đào tiếp bạn
Việt , Ngân , Đức , Tiến , Phong.


Chợ BMT nhìn từ Nơ Trang Long

Tường trình của Đặc Phái Viên tại BMT

Hôm rồi, mình lên BMT có vài việc riêng. Nhân tiện đi với anh em trong đợt phát học bổng khuyến học cho cáccháu.
Năm nay, trong danh sách mới tìm ra được duy nhất 1 trường hợp (cháu Phạm Hoàng Ngọc Thảo, S/n 1989; là con của bạn Phạm Từ, nhà ở Số 49, Thôn 5, Xã Hoà Khánh, Tp. BMT).
Cháu Ngọc Thảo hiện đang học lớp K-35, Khoa Sư phạm Mỹ thuật tại Trường Cao đẳng Sư phạm (La San đồi) BMT.
Lớp đã nhận việc trợ cấp trong 24 tháng (đến khi ra trường) cho cháu Thảo; mỗi tháng 500 ngàn; phát thành 2 đợt, mỗi đợt 06 triệu vào tháng 8 năm 2010 và tháng
8-2011.Hôm 16-8-2010 vào nhà Phạm Từ còn có Phong Nam Đức, sau đó có ghé (nhưng không gặp)Việt.

***
 Rồi ghé quán cơm (do lớp cấp vốn 16,5 Tr) của Đinh Thị Ly tại cổng sau CĐSP. Vào dịp hè, quán cơm ế nhễ, vắng hoe. Đây là nhà Ly thuê (mỗi tháng 01 Tr) để bán cơm cho SV. Phụ việc có 2 con (1 trai, 1 gái) của Ly; 2 cháu rất siêng và ngoan. Lúc bọn mình tới, Ly và chồng về đám giỗ 49 ngày bà Nội (mẹ của Hoàng).
Ngoài ra, việc định kỳ trợ cấp cho Lê Bá Hoàng (500 ngàn / tháng) và Nguyễn Nho Cư (800 ngàn / tháng) vẫn được duy trì. Một năm qua đi nhanh quá, đã sắp tới trợ cấp tháng thứ 13 rồi.

Tìm hiểu về nhà Rông, BMT - Lâm Dũng - tổng hợp trên internet

Trong Ban Mê Thuột xưa và nay người viết có tấm ảnh dưới và ghi chú : 
Nhà làng của người dân tộc trong buôn và lấy đó làm biểu tượng của BMT

Tuy nhiên có bạn nhận xét rằng :
 Có vẻ cái hình mà bạn chú thích là nhà ở của người dân tộc thì hơi bị lộn. Một: đây là nhà rông (nhà cộng đồng) chỉ có ở các dân tộc Bắc Tây Nguyên, người Ede và Mnong không có. Hai: là cái hình có vẻ mới quá, kỹ thuật hình không phải thời đó. (nếu có thì chẳng qua là một cộng đồng Bahnar hay sedang được Mỹ họ đưa vào thời 1972 để tránh chiến tranh thôi). 
Ý nói không phải nhà rông của BMT mà là đặc trưng chỉ có ở của Kontum.
 Thường tất cả hình ảnh này trên trang tìm kiếm đều gắn ngôi nhà này vào các hình ảnh đặc trưng của BMT
Có tài liệu còn ghi là Nhà Đày BMT (?)
Nhà này rất giống với ngôi nhà ở trên ?
Theo tài liệu này, đây là nhà Rông của người Bahnar

Museum of Ethnology, Hanoi – Bahnar Rong

Bahnar Rong (Ba Na Rông) are communal houses of the Bahnar tribe from Central Highlands (Tây Nguyên) region in Vietnam.
The distinctive features of traditional Bahnar Rong are its tall and steep roof, and also its lifted platform which are built to adapt to the (often rainy) tropical weather. The houses are traditionally used for cultural, religion and gathering purposes for men.
These traditional Bahnar Rong are almost obsolete nowadays, as the people are replacing their communal houses with iron and cement instead.
Photos below were taken at Museum of Ethnology in Hanoi where the Bahnar Rong, along with other traditional houses of various ethnic minorities, were built as an effort to preserve the fading Vietnamese traditions and heritage.
(Hình ảnh dưới đây được chụp tại Bảo tàng Dân tộc học tại Hà Nội , nơi  nhà Rông Bahnar, cùng với nhà truyền thống khác của dân tộc thiểu số khác nhau, được xây dựng như là một nỗ lực để bảo tồn hình ảnh truyền thống Việt Nam và di sản)


Traditional Bahnar Rong at Museum of Ethnology in Hanoi, Vietnam
Traditional Bahnar Rong at Museum of Ethnology in Hanoi, Vietnam
Traditional Bahnar communal house at Museum of Ethnology in Hanoi, Vietnam
Traditional Bahnar communal house at Museum of Ethnology in Hanoi, Vietnam

Tuần lễ Văn hoá du lịch Buôn Mê Thuột - Đắk Lắk 2009

17:06:48 19/10/2009
Tuần lễ Văn hoá du lịch Buôn Mê Thuột - Đắk Lắk 2009 sẽ tổ chức từ ngày 16 – 20/12/2009 thay vì từ 16 - 22/11/2009 như dự kiến trước đây. Theo kế hoạch, dự kiến sẽ có khoảng 20 đơn vị trong và ngoài tỉnh tham gia.
tuan le van hoa.jpg
Theo ban tổ chức, Tuần lễ văn hoá du lịch Buôn Mê Thuột sẽ có 30 hoạt động chính được tổ chức tại hai địa điểm chính là thành phố Buôn Mê Thuột và huyện Buôn Đôn như: Hội voi; Đêm ca nhạc thời trang sắc màu Tây Nguyên; Liên hoan ẩm thực vùng miền; Triển lãm ảnh nghệ thuật Tây Nguyên…
Ngoài ra, UBND tỉnh còn tổ chức Hội chợ triễn lãm “văn hoá – du lịch – thương mại – đầu tư” với quy mô dự kiến 300 gian hàng của các doanh nghiệp đến từ Tây Nam Bộ, miền Trung - Tây Nguyên và các doanh nghiệp
trong tỉnh để giới thiệu những tiềm năng kinh tế, thương mại, du lịch và tìm
kiếm đối tác, tiêu thụ sản phẩm, mời gọi đầu tư.
                                                                                  (Theo toquoc.gov.vn)
Theo bài viết trên, ngôi nhà này rất giống ngôi nhà trong bài BMT xưa và nay như đã kể ở trên, họ ghi rất rõ là ở BMT. Như vậy, ta có thể lấy hình ảnh ngôi nhà  trên, có ở BMT (?) làm đặc trưng cho BMT được chăng? hay là một lầm lẫn  (có nghiêm trọng lắm không ?) , xin các bạn và các nhà nghiên cứu về các Dân Tộc Tây Nguyên cho biết ý kiến, chân thành cám ơn.
 Nếu nói nhà Rông Tây Nguyên thì không có gì bàn cãi.

 Đọc  thêm : Di sản Văn hoá Nhà Rông Tây nguyên
Vùng Bắc Tây Nguyên là thủ phủ của các dân tộc: Zarai; Bahnar; Xê Đăng, Zẻ Triêng,
Brâu v.v... Nơi đây là một vùng đất đậm đặc truyền thống sử thi và là nơi cội nguồn của ngôi nhà Rông truyền thống. Nhà  Rông của đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên là cả một tác phẩm   nghệ thuật  lớn bao gồm điêu khắc, hội họa, trang trí,…đặc biệt là sự thể hiện  không gian thiêng liêng, sức mạnh  cộng đồng  và niềm kiêu hãnh dân tộc, là linh hồn của làng bàn. Nhìn vào nhà Rông, có thể đánh giá được khả năng hội họa và điêu khắc cùng với sự giàu nghèo của buôn làng đó.
1. Nhà Rông – biểu tượng văn hóa cộng đồng của dân tộc Tây Nguyên
Tương tự như ngôi đình làng Việt, Nhà Rông là nơi diễn ra toàn bộ sinh hoạt cộng đồng của dân tộc thiểu số Tây Nguyên, là trụ sở của bộ máy quản trị buôn làng, nơi sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng, nhà khách… ; là nơi thể hiện các lễ hội tâm linh cộng đồng và là nơi các thế hệ nghệ nhân  già truyền đạt  lại cho thế hệ trẻ những giá trị văn hóa truyền thống ..., nơi lưu giữ các hiện vật truyền thống: cồng, chiêng, trống, vũ khí, đầu các con vật hiến sinh trong các ngày lễ, và là nơi đứa trẻ, từ tấm bé đã được quây quần quanh bếp lửa nghe người già kể khan; nơi người lớn được tụ họp hằng đêm, nói cho nhau nghe chuyện của núi rừng...



Theo Tạ Đức trong cuốn “Nguồn gốc và sự phát triển của kiến trúc biểu tượng và ngôn ngữ Đông Sơn”, quan niệm: mô-típ "tháp" (ở đây là nhà Rông) chính là một biến thể của biểu tượng cây vũ trụ trong huyền thoại khởi nguyên của nhiều tộc người. Từ điển Bana - Pháp của Guilleminet cho biết: rông = hơrông = jong = wai đều có nghĩa là nhà công cộng ở người Bana, Xê-đăng và một làng Giarai tiếp giáp với người Bana. Đó là nơi hội họp của cả làng, là trụ sở của dân quân tự vệ làng, nơi ngủ của trai chưa vợ, đàn ông góa còn trong tuổi cầm vũ khí, nơi đón tiếp khách và nơi nghỉ của khách quý... Theo Condominas, trong tiếng Muông Gar có từ ndroong Yaang có nghĩa là cái bàn thờ nhỏ treo một bên mái, chỉ làm khi cúng trâu; và từ rơơn có nghĩa là nhà trong làng ở tạm. Theo Roux, ở người Khơmu (Tây Bắc) gang giông = nhà sàn, và theo Izikowitw người Khơmu ở Tây Bắc và người Lamet ở Lào có công = nhà làng. Trong tiếng Xiêm, có rong =nhà, rong raem = khách sạn, rong phây barn = bệnh viện. Đồng bào Djarai gọi là“Sang Roong”, Bahnar gọi là “Nal” hay “H’năm fơng”, Triêng gọi là “N’Ring”, K’Tu gọi là “ Gươl”...
Người Tây Nguyên quan niệm nhà Rông, tức nhà Sàn là nơi khí thiêng của đất trời tụ lại để bảo trợ cho dân làng, vì thế trong mỗi nhà rông đều có một nơi thiêng liêng để thờ các vật thiêng, nhiều khi chỉ là một con dao, hòn đá, chiếc sừng trâu…
 Trong những thành tố làm nên bản sắc văn hóa Tây Nguyên thì nhà Rông chứa một vai trò quan trọng. Quan trọng bởi bên cạnh giá trị vật chất, nó là nơi ẩn chứa những tầng văn hóa tâm linh rất bền vững của cư dân Tây Nguyên. Mà không chỉ là tâm linh, nó là máu, mồ hôi, nước mắt, là vinh quang kiêu hãnh, là dư ba những ước vọng cao cả của con người trước thiên nhiên, trước vũ trụ. Người ta thường đánh giá sự hùng mạnh trù phú
của một làng Tây Nguyên qua nhà Rông. Nhà Rông chỉ gắn với làng, không có nhà rông cấp tỉnh cấp huyện hoặc nhà rông liên làng, là bởi nó gắn với Nhà Rông là nơi diễn ra các lễ hội dân gian, là nơi tiếp đón khách quí đến thăm buôn làng. Nhà Rông là nơi hội họp của các già làng, phân xử các vụ kiện tụng, tranh chấp liên quan đến cộng đồng. Nhà Rông còn là nơi để các thanh niên nam nữ đến gặp gỡ, tỏ tình và kết duyên chồng vợ. Theo tập tục ở đây, thanh niên chưa vợ, chưa chồng ban đêm phải đến ngủ tại nhà
Rông, ngay cả phụ nữ chết chồng hay li dị chồng cũng vậy. Tuy gần gũi nhau, nhưng trai gái các buôn làng không bao giờ để xảy ra chuyện ái tình vụng trộm, do bị phong tục lên án gắt gao và bị lệ làng phạt vạ rất nặng. Người ta gọi một ngôi làng không có nhà Rông là "làng đàn bà", tức cũng gần như nói một cái làng chưa ra làng, chưa xứng đáng là làng. Đấy mới chỉ là một tập hợp rời rạc những cái nhà chưa có hồn, trong đó chứa những sinh linh cũng chưa có hồn, chưa thật sự là con người, bởi người ta chỉ thành người khi được thổi vào đấy hồn người, mà hồn người đối với người Tây Nguyên thì phải là hồn làng.
Nhà Rông được coi là linh hồn của làng,nơi hội tụ khí thiêng của đất trời, sông núi, là nơi lưu giữ những giá trị thiêng liêng của buôn làng. Buôn làng có nhà Rông như được tiếp thêm sức sống. Theo tư duy truyền thống của đồng bào các dân tộc thì nhà Rông là một thành tố không thể thiếu trong đời sống cộng đồng (văn hóa làng). Nhà Rông bao quát mọi tinh hoa văn hóa sáng tạo của con người trong môi trường sinh thái tự nhiên, vừa hùng vĩ vừa tiềm ẩn những yếu tố tâm linh, là biểu hiện của văn hóa rừng và sự
cố kết cộng đồng người gắn với thiên nhiên. Nhà Rông là hình ảnh thu nhỏ của các thành tố văn hóa truyền thống của một làng, một tộc người. Nó chiếm giữ vị trí quan trọng nhất trong tư duy và hiện thực đời sống sinh hoạt của tất cả các thành viên trong cộng đồng. Đối với cộng đồng các dân tộc thiểu số thì “Dân tộc – Làng – Nhà Rông”
là mối quan hệ không thể tách rời, cũng như làng của người Kinh gắn với cây đa, bến nước, sân đình. Nhà Rông hùng vĩ vươn lên bầu trời với hình dáng như một lưỡi búa khổng lồ biểu hiện sức mạnh của một cộng đồng làng, thể hiện tinh thần thượng võ, đầy uy quyền, như là chế ngự không gian và thời gian để khẳng định chủ quyền, lãnh địa của làng. Làng – nhà Rông – lễ hội của đồng bào các dân tộc thiểu số có mối quan hệ
gắn bó chặt chẽ. Văn hóa làng sản sinh ra văn hóa lễ hội và văn hóa nhà Rông, lễ hội dân gian truyền thống tôn vinh quyền uy của nhà Rông còn nhà Rông lại là điều kiện và môi trường để thể hiện lễ hội. Cả hai đều có ý nghĩa duy trì lẫn nhau và nằm trong nhau. Trong khi đó thì lễ hội là đất sống của gần như tất cả các loại hình văn hóa, văn nghệ dân gian cổ truyền từ các lễ thức, phong tục, tập quán đến các loại hình diễn xướng dân gian, nhạc cụ dân tộc, trang phục, ngôn ngữ, ứng xử... bởi thế nên nhà Rông lại càng có vị trí hết sức quan trọng trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng, nhà Rông vừa có giá trị văn hóa vật thể (hữu hình),lại vừa có giá trị văn hóa phi vật thể (nội dung bên trong, nơi thể hiện lễ hội).
Những hình ảnh bếp lửa nhà Rông bập bùng, những ghè rượu cần cột thành dãy hai bên bếp, âm thanh trầm hùng của cồng chiêng, những vòng xoang uốn lượn và gương mặt rạng rỡ của các già làng, các chàng trai cô gái trong lễ hội ở nhà Rông thể hiện một không gian văn hóa hết sức mộc mạc, đầm ấm, quây quần trong sự cố kết cộng đồng không thể tách rời làm nên bản sắc phong phú, độc đáo của văn hóa truyền thống dưới mái nhà Rông.
Men theo những huyền thoại trong những trường ca, sử thi cổ, tôi lặn lội đến Tây Nguyên để được chìm vào không gian văn hóa nhà rông, nơi hội tụ toàn bộ văn hóa tinh thần của làng, vốn được coi là bộ phận thiêng liêng trong đời sống đồng bào dân tộc ở Tây Nguyên, cả về vật chất cũng như tinh thần.
 2. Nhà Rông Tây Nguyên, nét kiến trúc độc đáo
Nhà Rông Tây Nguyên không khác biệt nhiều so với nhà rông của các dân tộc  thiểu số dải Trường Sơn. Nóc nhà có 2 mái, nơi chỏm đầu dốc có một đôi sừng. Quan sát thật kỹ mới thấy những chi tiết khác với nhà ở: Chạy dọc trên sóng nóc nhà là một dải trang trí đặc biệt. Sàn nhà thường được ghép bằng những tấm đan bằng tre lồ ô, nứa hoặc cây giang. Giữa nhà có một hàng lan can chạy dọc. Hàng lan can này chính là chỗ dựa của những ché rượu cần khi làng tổ chức lễ hội. Hoa văn trang trí trên vách có 2 màu đỏ và xanh. Người Băhnar thường sử dụng cặp sừng trâu, cây cột ở gian chính giữa được chạm khắc tinh vi (s’drang mặt nar-mặt Trời) sao tám cánh, hình thoi, chim, người... Đây là công trình kiến trúc và nghệ thuật tập thể của cả cộng đồng dân làng.
Khi lập một làng mới, tức là sự kiện trọng đại nhất trong đời sống cộng đồng, những người già nhất trong làng, từng trải và hiền minh nhất, gắn bó và nhiều kinh nghiệm nhất về núi rừng, là pho sử sống của cộng đồng, thay mặt làng đi tìm đất, chọn vị trí đẹp nhất cho làng. Theo lưu truyền thì việc xây dựng nhà Rông phải tuân theo nghi thức trang trọng. Từ khi chuẩn bị làm nhà, già làng tụ tập tất cả những người tài giỏi nhất trong làng để hội bàn. Họ bỏ ra hàng tuần, thậm chí hàng tháng để chọn nơi dựng nhà Rông. Nơi dựng nhà Rông phải cao ráo, thoáng mát về mùa nắng, ấm áp về mùa mưa, nằm ở trung tâm của làng, đi từ các con đường về, từ xa phải nhìn thấy mái nhà Rông. Khu đất ấy phải bằng phẳng, rộng đủ để tập trung số người ít nhất là gấp ba lần số người của làng.
Ngày vào rừng chọn gỗ được tổ chức rất chu đáo. Trước đó 9 ngày, 9 người được già làng chọn để "trao đổi" về hướng đi vào rừng. Ngày hôm ấy già làng sẽ tổ chức một lễ nhỏ có thịt gà, cơm nếp, thầy mo đến cúng. Tất cả những gì bàn bạc đều  được các thành viên giữ kín cho đến trước khi xuất phát 3 ngày. Sau 6 ngày kể từ khi "họp", mỗi thành viên phải chọn thêm một, hai người có sức khỏe, nhanh nhẹn, tháo vát cùng đi với đoàn. Để chuẩn bị cho chuyến đi, tất cả những thành viên đều phải tự lo tư trang, lương thực đủ dùng trong 9 ngày.
Ngày đầu tiên vào rừng, khi tìm được cánh rừng có nhiều gỗ tốt, cả đoàn dừng lại, thợ cả cùng 8 người nữa vác rìu chọn một cây to, cả 9 người đứng vòng quanh, giơ rìu hú 9 tiếng lớn.
Sau đó, mỗi người chặt 9 nhát vòng quanh cây rồi về nơi tập kết của đoàn nghỉ ngơi. Từ ngày hôm sau, cả đoàn bắt đầu khai thác, khi có đủ 4 cây cột góc cho ngôi nhà thì về làng. Ngày dựng nhà Rông là ngày hội của làng, thường là trong tháng Mười âm lịch. Sau bài cúng tập thể đầu tiên của 8 già làng bên cái lễ có gà và 12 ché rượu cần, tiếng của dàn chiêng 12 chiếc bắt đầu nổi lên, tốp múa gồm 12 cô gái mặc trang phục dân tộc nhập vào cùng đội chiêng để "xoang" quanh mâm cúng khi bài cúng thứ năm, bài cuối cùng kết thúc.

Nhà Rông thường dài khoảng 10m, rộng hơn 4m, cao 15 - 16m, nhưng có những ngôi chỉ cao 7-8m... Tính đa dạng trong kiến trúc của mỗi dân tộc ở Tây Nguyên còn là ở kết cấu của ngôi nhà. Nhà Rông của người Tây Nguyên  không dùng đến sắt thép. Các chỗ nối, chắp đều được chặt, đẽo cẩn thận rồi dùng mây, lạt tre để buộc.Từng mối buộc của các dân tộc cũng khác nhau. Cầu thang lên Nhà Rông,các dân tộc thường đẽo 7 đến 9 bậc. Trên đầu cầu thang của mỗi dân tộc khác nhau.Người Ba Na là hình ngọn cây rau dớn, người Ja Rai là hình quả bầu đựng nước, người Xê Đăng, Jẻ Triêng là hình núm chiêng hay mũi thuyền, có Nhà Rông  trên nút đầu của cầu thang lại tạo dáng hình ngực thiếu nữ... Kể từ ngày Nhà Rông được khánh thành, con trai làng chưa vợ đều phải đến đây ngủ để bảo vệ. Bởi vậy, kiến trúc dân gian của nhà Rông hết sức độc đáo và mỗi dân tộc mang một kiểu cách khác nhau.
Tất cả được xây dựng bằng đôi tay tài hoa, bằng cả trí tuệ và sức lực của cộng đồng.
Nhà Rông gắn chặt với tâm lý, tình cảm và sinh hoạt xã hội, tôn giáo của đồng bàoTây Nguyên. Xa nhà Rông thì nhớ, đến với nhà Rông thì vui. Nhà Rông là trái tim của buôn làng đời đời không thể nào xoá nhoà trong tâm trí người Tây Nguyên.
Hai loại nhà Rông xuất hiện ở Tây Nguyên gồm nhà Rông trống (đực) và nhà Rông mái (cái). Nhà Rông trống, tiếng Jrai gọi là Rông tơ nao, có mái to, cao chót vót.Có nhà cao đến 30m. Nhà Rông trống được trang trí rất công phu. Nhà Rông máiđược gọi là Rông Ana, nhỏ hơn, có mái thấp. Hình thức bên ngoài và bên trong đơn giản hơn.Trên những vì kèo được trang trí những hoa văn có màu sắc rực rỡ mang tính tôn giáo thờ phụng, những sự tích huyền thoại của dũng sĩ thuở xưa, những thú vật được cách điệu, những vật, những cảnh sinh hoạt gần gũi với cuộc sống buôn làng.
Nổi bật trong trang trí nhà rông là hình ảnh thần mặt trời chói sáng. Nhà rông càng to đẹp thì càng chứng tỏ buôn làng giàu có, mạnh mẽ.
Nhà Rông là một trong những di sản văn hoá rất tiêu biểu, gắn với lịch sử cư trú lâu đời của các dân tộc Tây Nguyên, với kĩ thuật đơn giản, kiến trúc khá đa dạng tạo nên vẻ đẹp đặc sắc trước hết ở kiểu dáng, nó không chỉ  hấp dẫn bởi kiểu dáng đẹp cùng các hình thức trang trí đặc sắc mà còn đặc biệt ở tập quán sử dụng; nó hàm chứa những giá trị tinh thần và ý nghĩa tâm linh đặc biệt, vừa thiêng liêng cao quý, vừa đậm đà sâu lắng trong mỗi thành viên cũng như toàn thể cộng đồng.
Nhà Rông là một thiết chế văn hóa tiêu biểu, độc đáo có ý nghĩa quan trọng trong văn hóa tinh thần, trong đời sống xã hội và trong tín ngưỡng, tâm linh của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Nó là một di sản quí cho hôm nay và mai sau. Giữ được nhà Rông, giữ được "trái tim" của làng, nơi cất giữ những huyền thoại trong sử thi cổ, cũng là nơi nhen nhóm lửa sáng tạo những "huyền thoại mới", đồng bào các dân tộc Tây Nguyên sẽ giữ được cho mình một đời sống tinh thần phong phú và đa dạng, bắt rễ sâu vào truyền thống nhưng cũng vươn tới những giá trị mới phù hợp với xu thế phát triển đi lên của xã hội.
Lâm Dũng - tổng hợp trên internet

Thơ Ngô Ngọc Long - Canada

Ngô Ngọc Long yêu suốt bốn mùa của thời trai trẻ, tình yêu đơn phương. Nhìn là vàng rơi cũng nhớ, nhìn mưa rơi cũng nhớ, lạnh cũng nhớ mà mưa rơi lại càng nhớ. Thương vọng về cố nhân xa một thời chỉ biết yêu bằng con tim câm lặng.
Khác với Xuân Định cô đơn trong gối chăn. Long có đủ thứ mà vẫn nhớ thương người tình cũ, một thời áo xanh học trò, nỗi nhớ có hình có dáng, đọc mà buồn.



BUỒN TƯƠNG TƯ 

Hoàng hôn tắt nắng cô liêu
Không gian quạnh quẽ đìu hiu kết sầu
Bên hè phố vắng đêm thâu
Lang thang chân bước về đâu phố phường
Lòng ta nhớ một bóng hường
Vắng cho hồn gọi chán chường đêm nay
Rượu kia không uống mà say
Ta đi nghiêng ngả gót giầy nặng chân
Từ khi tình đó bâng khuâng
Mây đen kín lối đường trần bơ vơ
Chốn xưa trở lại đứng chờ
Bóng ai mờ khuất hững hờ dối gian
Uyên ương trong lúc nồng nàn
Chia tay vội vã bẽ bàng người ơi
Hoang mang lặng lẽ chơi vơi
Tâm tư buồn bực rối bời chẳng yên
Buồn này cứ mãi triền miên
Thay phiên hành hạ người điên khổ hình
Từ đây tôi mất niềm tin
Người thương em nỡ vô tình thế sao
Còn đây một nét hư hao
Đêm đêm ma quái chiêm bao mộng người
Một mình lắm lúc mỉm cười
Cười thôi lại khóc bệnh đời tương tư…
NL

Ngày 18 tháng 7 năm 2010





TÌNH VÀO THU (1)

Ngại ngùng chân bước vào thu
Tuổi thơ qua mất phù du cuộc đời
Vàng thu trải một vùng trời
Từng luồn gió lạnh tơi bời lá bay
Mỗi năm già đến chưa hay
Tình yêu không trọn buồn thay nỗi lòng
Nhớ xưa dưới ánh nắng hồng
Đôi ta gom lá chất chồng đùa vui
Tiếc cho kỷ niệm chôn vùi
Vì không duyên phận khiến xui bẽ bàng
Dòn khô như chiếc lá vàng
Không gian xào xạc nghe càng buồn hơn
Đêm qua giấc ngủ chập chờn
Hồn mơ tiếng gọi dỗi hờn người yêu
Dáng xưa say đắm diễm kiều
Luôn luôn mê hoặc làm xiêu lòng người
Thương chi chỉ một nét cười
Kể từ dạo ấy đời tươi héo dần
Đường tình một lối phân vân
Lang thang lắm nẻo đường trần bơ vơ
Thu ơi tình chẳng như mơ
Về đây thu giúp làm thơ khóc tình
Dập dìu những cặp nhân tình
Rừng thu nhộn nhịp riêng mình cô đơn
NL
Ngày 18 tháng 7 năm 2010




CUỐI HẠ

(cuối tháng 7-2010, trại Notre Dame Du Lac trên đường đến New Brunwick, Canada)

Tôi đến nơi đây trời cuối hạ
Tất cả đều xa lạ nên thơ
Bên dòng sông chảy lững lờ
Núi xanh thầm lặng như chờ người mơ

Lữ khách ngồi cạnh bờ nước lạnh
Chiều buông dần xuống chạnh lòng ai
Trăng rằm bên cạnh sao mai
Bập bùng ánh lửa cùng say với trà

Đã nhiều năm quê nhà vắng bóng
Ở xứ người mãi ngóng phương xa
Đường trần vùi dập phong ba
Ngậm ngùi tình cũ phôi pha lâu rồi

Niềm cô lẻ bồi hồi trĩu nặng
Gió sang mùa lành lạnh về khuya
Mỏi mòn cuộc sống đẩy đưa
Lắm đêm tỉnh giấc mình chưa quên người

Chung quanh tôi tiếng cười nhợt nhạt
Mệnh phiêu bồng trôi dạt trời tây
Ôm nhiều kỷ niệm không may
Gắng quen kiếp sống lưu đày nặng mang

Đêm nay lều trại giăng một mái
Co ro nằm ngang trái miên man
Ngày mai cuộn gói hành trang
Đường xa tiếp nối lang thang hạ nồng…

NL
Ngày 03 tháng 8 năm 2010



THU QUA (1)

Ngày tháng dường như trôi thật nhanh
Vàng thu nhuộm lá đượm cây cành
Héo hon lòng nhớ thêm buồn bã
Tình đến vội đi em mất anh

Rồi sẽ nhạt phai hình bóng anh
Mong manh chiếc lá níu theo cành
Gió lùa một ngọn tình bay bổng
Trôi mãi về đâu lốc cuốn nhanh…




THU QUA (2

Khi cơn gió đẩy đổi mùa thu
Những lá vàng theo cuốn bụi mù
Trên các cành cây thưa những lá
Trần ai chua xót kiếp phù du

Ánh nắng nhuộm thêm hực sắc vàng
Lại mùa thu đến gọi hồn hoang
Ôm theo kỷ niệm nghe tình vắng
Lá úa lòng ai trong muộn màng…

 Ngày 06 tháng 8 năm 2010


NHỚ TRĂNG XƯA
 
Bao nhiêu năm qua
Còn chưa lãng quên
Tình lắm chênh vênh
Trái tim bồi hồi

Nhớ người học trò
Cùng bước bên nhau
Tình yêu ta trao
Khốn khó thương đau

Tiếng ca còn vang
Ru người lữ thứ
Say trong đêm hoang
Giấc mơ bàng hoàng

Hương xưa đâu đây
Tình thơ ngất ngây
Thôi đã qua rồi
Một thời gấm hoa

Lá vàng trôi xa
Ta đứng bên bờ
Tình kia phôi pha
Hồn trong thẫn thờ

Nhiều đêm thức trắng
Sầu thêm cay đắng
Nhìn ánh trăng vàng
Lòng nhớ trăng xưa…
NL.

Ngày 06 tháng 8 năm 2010




HỜ HỮNG

Nhặt cánh phượng em cài mái tóc
Yêu kiều trong dáng học trò xinh
Ngây thơ chưa hiểu chuyện tình
Áo dài tha thướt trắng trinh trang đài

Nhưng ngày vui đâu hoài có được
Đường đến trường chàng bước theo đuôi
Buồn lòng không muốn lôi thôi
Cây si trồng đứng trồng ngồi đường đi

Vào thuở ấy xuân thì vui nắng
Nhìn bướm bay đứng lặng mộng mơ
Lá vàng đem ép trang thơ
Công viên cùng bạn hằng giờ ngắm hoa

Tình len lén vào nhà lơ đãng
Trái tim khờ quên cản tình yêu
Hẹn hò thăm hỏi dập dìu
Dạy cho hồn vắng lắm điều suy tư

Tình cho dư ai nào có hiểu
Người tặng ta như nhiễu giọt thưa
Một ngày tình bỏ đón đưa
Là ngày em khóc như mưa ngậm ngùi

Tiếng ve sầu vang lời ai oán
Người bên người mau chán thế sao
Bao nhiêu kỷ niệm ngọt ngào
Những câu thệ ước trời cao đâu rồi

Thương đau này giọt rơi đẫm lệ
Tiếc chân tình không để đúng nơi
Hồn em bối rối chơi vơi
Lặng nhìn một áng mây trời bay xa
NL

Ngày 08 tháng 8 năm 2010




TÌNH VÀO THU (2) 

Khi rừng cây ngả mầu trên những lá
Gió giao mùa thổi mát rợn làn da
Đã nhiều năm lữ khách bước xa nhà
Thêm một lần thu vàng trên đôi mắt

Nhớ quê hương trái tim buồn se thắt
Tình yêu người quanh quẩn bận trong tim
Xa xăm lắm tôi vẫn mãi đi tìm
Con phố cũ chừ nghe hồn hoang vắng

Đời đổi thay cho lòng nhiều cay đắng
 Chợt giật mình mái tóc gợn mầu sương
Mang hình em đến tận cuối con đường
Mới hiểu ra tất cả đều vô vọng

Ngồi lại đây cho tâm tư lắng đọng
Lá thu vàng vương vãi khắp đó đây
Xào xạc bay theo những cuộn gió đầy
Ta mơ màng trọn ngày trong nhung nhớ

Tình yêu ơi than hoài theo tiếng thở
Ta u hoài dang dở khóc cùng thu
Trời buồn thiu ảm đạm lắm mây mù
Ôi miên man hồn ru vào mộng mị

Em nghiêm trang trước tâm hồn quy lụy
 Đẹp liêu trai trân quý thuở nhiều mơ
Rồi dật dờ tan biến để chơ vơ
Có ai biết tình thơ là bất diệt…

NL

Ngày 10 tháng 8 năm 2010



HOÀI NIỆM (2)

Bao năm cách xa
Tưởng tình đã qua
Một thoáng mây bay
Hồn quen đắng cay

Nay ôm cánh thư
Lòng bổng ưu tư
Hiện về nét xưa
Buồn giăng trong mưa

Nghe trong không gian
Ai oán lời than
Trách người đi mãi
Không quay trở lại

Ôi ta nhớ nhung
Tình vẫn mông lung
Đường chim khó với
Đau thương vời vợi

Khi ta ra đi
Tình trong giây lát
Lòng ta tan nát
Vùi một tình si

Em ơi hãy quên
Tình ấy lênh đênh
Một đời đáng nhớ
Tương lai mịt mờ
NL



Tình Tuyệt Vọng

Đơn chiếc ngồi đây nghĩ chuyện mình
Nhiều lần thư gửi chẳng về tin
Dù ta hai đứa đường hai lối
Vẫn nghĩ về nhau một mối tình

Kỷ niệm ngày xưa quay trở về
Buồn thương trong kiếp sống lê thê
Trần gian đong chứa nhiều cay đắng
Biết thế nhưng lòng những mãi mê

Thôi thế cuộc tình chỉ thoáng qua
Mãi đeo đến tận chốn trời xa
Nhiều năm ray rứt thương và nhớ
Đâu biết tình xưa đã nhạt nhòa

Lây lất tình này không đến đâu
Chỉ thêm chất chứa những âu sầu
Nắm tay cố giử từng viên cát
Từng hạt rơi dần chẳng được lâu…



HOÀI NIỆM (4)

Tôi muốn hỏi người yêu
Có còn thương còn nhớ
Chuyện tình thơ một thuở
Đã vùi chôn từ lâu

Tiếng yêu của ban đầu
Bao nhiêu năm rong ruổi
Trải qua nhiều buồn tủi
Nay nhận được cánh thư

Lòng lắm nỗi suy tư
Xót xa người lữ thứ
Nơi phương trời viễn xứ
Vọng về nơi cố hương

Em có còn nhớ thương
Mai khi anh trở lại
Thăm mối tình ngang trái
Đầy kỷ niệm vấn vương

Cho tim một chốn nương
Ôm tâm hồn lạc lõng
Thời gian dài vắng bóng
Thay đổi cả đường quen

Lòng này vẫn nhớ em
Giọng ca buồn dĩ vãng
Tình yêu trong một thoáng
Vụt mất ngoài tầm tay

Ngờ đâu tình vẫn say
Thư tìm nhau mời đến
Người yêu đã không quên
Yêu thương mãi lạc loài…

NL
Ngày 10 tháng 8 năm 2010

Hình cưới


Vợ chồng bạn Linh, người có kinh nghiệm làm ...sui

Cô dâu, chú rể

Gia đình sui gia

Các bạn Trunghoc6875 và Chu Thị Hạnh, người đẹp một thời




Hai ông ngoại chọc nhau